Cà rốt

Đồ nhà trồng
Đồ nhà trồng

Cà rốt
69 69 69 69 1000

Cà rốt – vị thuốc bổ ích

  • Củ cà rốt (thực chất là rễ cà rốt) có vị ngọt, cay, mùi hăng, tính bình, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa, bổ huyết. Hạt cà rốt có vị đắng, ấm, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng. Hạt cà rốt được dùng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh kinh, sát trùng, trị giun sán, tiêu chảy, lỵ mãn tính với liều dùng từ 12 đến 18g một ngày.
  • Ngoài công dụng làm thức ăn, củ cà rốt được dùng cho người gầy còm, thiếu máu, ăn uống chậm tiêu, chữa lỵ mãn tính, trẻ em tiêu chảy, chậm lớn hay răng mọc chậm với liều dùng từ 20 đến 50g, có thể đến 100g bột rễ phơi khô một ngày. Củ cà rốt còn được dùng làm nguyên liệu chế caroten (tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch…)
  • Ở Ấn Độ, nước ép củ cà rốt là nguồn nguyên liệu giàu caroten, được dùng để nhuộm bơ và những thực phẩm khác. Nước sắc cà rốt là một thuốc dân gian để trị giun. Củ cà rốt nạo sợi nhỏ được dùng làm thuốc kích thích tại chỗ đối với những vết thương lâu lành.
  • Trong y học Trung Quốc, quả cà rốt chín phơi khô được dùng làm thuốc trừ giun. Y học dân gian vùng Nam Italia lại dùng nước sắc củ cà rốt uống để chữa khản giọng, mất tiếng. Trong liệu pháp thực vật ở một số vùng ở Hy Lạp, người ta dùng cụm hoa cà rốt phơi khô, trộn với mật ong và chế biến thành một chất nhừ nghiền nhuyễn cho trẻ em uống để làm dịu cơn ho. Nước sắc hạt cà rốt được dùng trong điều trị các bệnh tiết niệu, nước sắc lá làm thuốc chống co thắt và củ cà rốt làm thuốc chống tiêu chảy, trừ giun. Ở Ucraina, cà rốt là nguyên liệu trong chế thuốc điều trị chứng đau thắt ngực.