CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHÔ

Nguyên tắc quan trọng khi bảo quản thực phẩm khô là bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Có thể kết hợp bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông… tùy từng loại và
Nguyên tắc quan trọng khi bảo quản thực phẩm khô là bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Có thể kết hợp bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông… tùy từng loại và

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHÔ

1. Hải sản khô:

  • Sau khi mua các loại tôm, cá, mực khô về, bạn chưa nên cất vội mà hãy phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời từ 3 – 5 tiếng cho thật khô. Sau đó gói kín trong giấy bọc thực phẩm rồi cho vào túi nilon buộc chặt.
  • Với các loại hải sản khô, bạn cần bảo quản trong ngăn đá, nhiệt độ thích hợp là – 18 độ C.
  • Bạn không cần phải quá lo lắng về việc hải sản sẽ bị đông cứng, ngược lại, do thực phẩm khô chứa ít nước cho nên sẽ trở nên dẻo và thơm ngon hơn sau khi để ở ngăn đá. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết trong tháng thì cứ khoảng 3 – 4 tuần thì bạn lại mang chúng ra phơi lại một lần, sau đó lại bảo quản tương tự như trên.

2. Các loại nấm khô:

  • Để mua được nấm hương ngon, bạn chọn những tai nấm không quá to, mình dày, chân nhỏ, màu nâu đều.
  • Nấm hương khô: Để bảo quản nấm hương vẫn thơm và không bị mốc, bạn hãy cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi ni lông kín, để ở cánh tủ lạnh.
  • Còn nấm mèo khô (mộc nhĩ) thì bạn cần chọn những cây có tai to, cánh rộng, mặt trên đen và bóng, mặt dưới màu café sữa, không bị mốc.
  • Bảo quản các loại nấm này cũng khá đơn giản, nếu có lọ thủy tinh thì bạn cho vào lọ rồi đậy kín. Còn không thì bạn cho vào túi nilon, buộc chặt, để nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng, bạn lấy nấm ra ngâm trong nước ấm 10 phút và bắt đầu chế biến như thông thường.

3. Ngũ cốc:

  • Các loại hạt, ngũ cốc có thể bảo quản đến vài tháng.
  • Để bảo quản được lâu, bạn cho ngũ cốc vào các lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa có nắp đậy nắp kín (hoặc bịch nylon cột chặt miệng).
  • Sau đó để vào những nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh.

4. Các loại gia vị:

  • Với các loại gia vị như hành, tỏi, gừng… sau khi mua về, bạn không nên bỏ vào túi nilon mà chỉ cần bỏ vào một chiếc rá nhỏ khô ráo hoặc túi giấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần như những thực phẩm khác.
  • Hạt tiêu: Hạt tiêu nếu để trong túi nilon cần buộc kín, hoặc hộp nhựa, lọ thủy tinh có nắp để tránh bị mất mùi thơm.
  • Hành khô, tỏi: Cách bảo quản tốt nhất với hành, tỏi, là để chúng ở trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ và có sự thông khí nhẹ.

5. Lạp xưởng:

  1. Lạp xưởng bạn có thể bao kín và bảo quản trong tủ lạnh (ngăn mát hoặc ngăn đông).
  2. Tuy nhiên còn 1 cách dân gian nữa cũng khá hiệu quả để bảo quản lạp xưởng ở môi trường bên ngoài: bạn bỏ lạp xưởng vào trong một chiếc hộp có nắp, sau đó đặt một ly rượu trắng nhỏ ở giữa. Hơi nước tỏa ra từ rượu sẽ giúp lạp xưởng luôn giữ được độ mềm và mùi vị thơm ngon của lạp xưởng.